Recent Post

Hiển thị các bài đăng có nhãn thi-dai-hoc-cao-dang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thi-dai-hoc-cao-dang. Hiển thị tất cả bài đăng
Đáp án đề thi Đại Học môn Toán khối A, A1, V năm 2013

Đáp án đề thi Đại Học môn Toán khối A, A1, V năm 2013

Điểm thi Tin Mới cung cấp ĐÁP ÁN đề thi đại học Môn toán Khối A, A1, V năm 2013 trong sáng nay ngày 4/7. Đáp án đề thi 3 môn thi ĐH khối A năm 2013 sẽ được các thầy cô bộ môn giải đề gợi ý nhanh nhất ngay sau khi có đề thi ĐH môn Toán

Đáp án tham khảo sẽ được cập nhật vào lúc 10h15, đáp án của thầy cô sẽ được cập nhật nhanh nhất 11h-12h. Đáp án của bộ sẽ được cập nhật ngày 5/7.

 

Tag: thi đại học cao đẳng ,  cách làm trắng da , thời trang trẻ ,

10 điều chứng tỏ bạn sẽ đậu Đại học

10 điều chứng tỏ bạn sẽ đậu Đại học

Tương lai của bạn ra sao tùy vào cách bạn cố gắng ở hiện tại. Vì vậy, nếu có những điều sau, bạn đã nắm chắc 70% khả năng đậu đại học.

Bạn không thể dự đoán được tương lai của mình, nhưng bạn có thể quyết định nó.


Nếu có những điều sau, bạn đã nắm chắc 70% khả năng đậu đại học.

1. Bạn không lo lắng chuyện riêng tư: Bạn không hề bị chi phối bởi tình yêu, tình bạn, các mối quan hệ không rõ ràng, hay gặp khó khăn từ gia đình. Tâm trí của bạn toàn tâm toàn ý dành cho việc ôn luyện.


2. Bạn vẫn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn: Bạn vẫn đi chơi với vào cuối tuần, vẫn có thời gian chạy bộ mỗi sáng, vẫn có thể đi du lịch vài ngày với gia đình. Việc này giúp bạn cân bằng tinh thần nên bạn sẽ thoải mái, tỉnh táo hơn khi làm bài thi.

3. Không học nhiều vẫn tự tin: Bởi vì bạn đã ôn luyện từ rất sớm chứ không đợi “nước đến chân mới nhảy”. Khi bạn đã có một quá trình học tập lâu dài, ổn định từ trước, thì việc ôn thi đại học sẽ không quá nặng nề.

4. Tâm lí thoải mái: Chúng ta thường hơn thua nhau ở tâm lí. Cùng có một lượng kiến thức như nhau, nhưng bạn nào bình tĩnh hơn sẽ ít sai sót hơn, làm được điểm cao hơn.

5. Có “hậu phương” vững chắc: “Hậu phương” ở đây nghĩa là gia đình, người thân, thầy cô, bạn bè… ủng hộ cho bạn, động viên bạn và không hề gây áp lực cho bạn. Nếu bạn có nguồn động viên tinh thần lớn lao, bạn sẽ tự lực và phấn đấu nhiều hơn.

6. Không lên mạng quá nhiều: Việc lên mạng sẽ ngốn thời gian của bạn rất lớn và khiến bạn dễ mỏi mệt. Đó là chưa kể, game online và mạng xã hội là 2 thứ khiến bạn “lười” nhanh nhất và mất tập trung nhất.

7. Ăn uống đầy đủ, ngủ sớm: Sức khỏe là điều rất quan trọng. Khi bạn ăn uống thất thường, ngủ ít, thức khuya, gần tới ngày thi sẽ rất “nguy hiểm”.

8. Vẫn có thời gian dành cho đam mê: Bạn đam mê một môn thể thao, thích nấu ăn, thường xuyên vẽ… Và khi bạn ôn luyện đại học, bạn vẫn có thời gian đầu tư cho đam mê của mình. Việc này cực kì quan trọng. Bạn vẫn sẽ được truyền cảm hứng. Khi bạn mỏi mệt và chán học, thì đam mê sẽ giúp bạn cân bằng, giúp bạn có động lực trở lại.

9. Làm được mọi câu hỏi trong đề thi thử đại học: Chưa cần biết bạn giải đúng hay sai, chỉ cần bạn biết làm tất cả, chắc chắn bạn sẽ đạt được điểm không tồi.

10. Chữ đẹp, biết cách trình bày, diễn đạt tốt, có tính cẩn thận: Với những môn thi trắc nghiệm, bạn phải luôn nhớ ghi rõ họ tên và tô đúng số báo danh. Với những môn cần trình bày ra giấy, nếu bạn trình bày đẹp, rõ ràng, người chấm bài cũng có thiện cảm hơn và điểm bạn sẽ tốt hơn.

Những điều trên hoàn toàn có thể rèn luyện được. Chúc bạn thi tốt.


Tag :  bà tưngcách làm trắng daquan hệ tình dục

Cẩm nang làm bài thi đai họ-cao đẳng-Khối D

Cẩm nang làm bài thi đai họ-cao đẳng-Khối D

Những ai học ban Tự nhiên thi khối D thường rất sợ 2 môn Văn và Anh Văn. Vậy làm thế nào để học được 2 môn này một cách dễ dàng?

1. Ỷ lại và học lệch – nguyên nhân gây ra nỗi sợ

Đây là 2 thói quen thường thấy ở những teen chuyên ban Tự nhiên. Họ tin tưởng vào khả năng của mình nên không thèm ôn những dạng Toán cơ bản ở khối D, bởi vì: “khối A Toán khó còn làm được thì khối D sẽ ăn điểm dễ dàng”. Thực tế, có nhiều bạn làm tốt những bài nâng cao nhưng lại xoay sở khó nhọc ở những dạng cơ bản vì chưa từng làm qua, rất dễ mắc sai lầm. Thói quen ỷ lại dẫn đến bệnh học lệch: chỉ chú trọng 2 môn thế mạnh, còn 1 môn “bỏ xó”. Những bạn sợ ban D thường sợ Anh hoặc Văn, hoặc cả hai. Họ sẽ lựa chọn một trong hai môn đó để đầu tư và bỏ môn còn lại.
Thực tế, những môn nào bạn cho rằng khó lấy điểm thì bạn cần phải học thêm nhiều. Bởi vì nếu không ai chịu học môn đó vì “sợ”, mà bạn biết đầu tư kĩ lưỡng và siêng năng chăm chỉ, thì bạn sẽ có lợi thế hơn, từ đó tổng số điểm sẽ cao và khả năng đậu đại học càng lớn. Muốn giảm bớt nỗi sợ, chỉ cần cắt giảm 2 thói quen này.

2. Môn Anh – học “khung sườn” trước, chi tiết sau

Nhiều bạn học không tốt môn Anh là do chưa hệ thống hóa được các công thức, kĩ năng, quy tắc cơ bản. Họ cho rằng Anh khó học bởi vì không thể nhớ nổi từ vựng cũng như quá nhiều cấu trúc ngữ pháp trong một câu. Thật ra, nếu nắm rõ được “khung sườn”, bạn vẫn có thể đạt được điểm khá khi thi đại học, bởi vì đây là môn trắc nghiệm và không hề đánh đố.

  • Hãy bắt đầu ôn luyện môn Anh bằng việc nằm rõ những cấu trúc ngữ pháp cơ bản nhất (các thì, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, các kiểu so sánh, cấu trúc đảo ngữ, phrasal verb…). Nắm vững kĩ năng làm bài trắc nghiệm và vận dụng tích cực biện pháp loại trừ. Bạn phải nắm vững “khung sườn” thì mới tiến hành bước vào ôn luyện chi tiết được. Cấu trúc đề thi giống nhau qua mỗi năm, hãy tham khảo kinh nghiệm từ “tiền bối” để biết những tuyệt chiêu để làm tốt từng phần.

    3. Môn Văn – những kĩ năng ngoài lề mà bạn chưa biết
  • Môn Văn không thể có điểm tuyệt đối, càng không có khung điểm cụ thể. Tất cả tùy thuộc vào năng khiếu diễn đạt của bạn và cảm nhận từ giám khảo chấm bài. Tuy vậy, vẫn có một quy chuẩn nhất định về điểm số. Bạn không thể nào dưới trung bình nếu bạn biết cách trình bày và nêu được những ý cơ bản nhất. Và những ý này chỉ cần nắm vững và học thuộc lòng (hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đôi nét về tác giả, tóm tắt, ý nghĩa nội dung và nghệ thuật…).
    Môn Văn khuyến khích sự sáng tạo nhưng nó không được quá trừu tượng và quái lạ. Bạn có quyền hiểu theo cách của mình, có quyền thả trôi cảm xúc và sáng tạo không giới hạn, nhưng vẫn phải giữ được những ý chính và thông điệp của tác phẩm. Ngoài ra, trình bày sạch đẹp cũng khiến bạn dễ có điểm cao hơn. Nếu được, hãy viết ít nhất 3 tờ giấy thi. Bạn không thể nào đạt được điểm cao nếu bạn nói quá ít, vừa thừa vừa thiếu. Cố chắt lọc và vận dụng hết mọi kĩ năng từng có, thì điểm 6, 7 cũng không quá khó đối với các bạn.
4. Áp dụng những kĩ năng từ… khối tự nhiên

Thế mạnh của bạn từ các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh vẫn có thể giúp được bạn ở khối D. Chẳng hạn như:
Bạn biết cách hệ thống hóa kiến thức và “áp dụng công thức” khi cần (đối với môn Anh).
Kĩ năng làm bài trắc nghiệm tốt sẽ giúp cho môn Anh. Kĩ năng tư duy sắc sảo, ngắn gọn và súc tích sẽ giúp bạn chiếm ưu thế ở môn Văn.
Riêng môn Toán, nếu biết cách học từ cơ bản đến nâng cao, thì điểm môn Toán khối D của bạn sẽ cao hơn điểm khối A đấy. Bởi vì đề môn Toán của khối D lúc nào cũng nhẹ hơn.
Cẩm nang làm bài thi đại học-cao đẳng-Khối C

Cẩm nang làm bài thi đại học-cao đẳng-Khối C

Là những môn học bài nhưng thí sinh (TS) cũng cần có phương pháp ôn tập khoa học và “mẹo” làm bài mới có thể đạt kết quả cao.


Thí sinh dự thi khối C năm 2009 tại Hội đồng thi trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (Ảnh: Đ.N.T) 


Môn Văn: Chú ý cách làm bài nghị luận xã hội 

Thạc sĩ Triệu Thị Huệ - Trưởng bộ môn Văn - trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM 

Theo cấu trúc đề thi năm 2010 của Bộ GD-ĐT, môn Văn có câu hỏi về kiểu bài nghị luận xã hội. Hai dạng bài cụ thể là: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Dung lượng bài viết quy định khoảng 600 từ. 
Để làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội, TS không chỉ biết vận dụng thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội. Bài làm nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế tuy nhiên cần tránh tình trạng lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận. 
TS cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bàn luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy, nhiều TS mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vốn được coi là phần trọng tâm của bài văn nghị luận. 

Môn Lịch sử: Nắm các sự kiện có hệ thống 

Nguyễn Tiến Vinh - giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa - TP.HCM 

Khi ôn tập, học sinh (HS) cần phải nắm vững toàn bộ những kiến thức cơ bản của chương trình bằng cách chia theo từng giai đoạn lịch sử. Bên cạnh đó, HS phải có kỹ năng khái quát, so sánh, liên hệ, lập bảng thống kê để tổng hợp các sự kiện, trình bày một cách có hệ thống các sự kiện trong từng giai đoạn lịch sử. Từ đó, dễ dàng giải thích các sự kiện, liên hệ thực tế...
Để bài làm thi môn Lịch sử đạt kết quả cao, nên vạch đề cương sơ lược cho mỗi câu trước khi làm bài. Chú ý số điểm của mỗi câu để phân phối thời gian hợp lý. Tránh những lỗi thường gặp như câu văn lủng củng, viết sai chính tả, trình bày không rõ ràng, viết lan man, lập luận thiếu logic, rời rạc, không tập trung vào chủ đề của câu hỏi... Tránh những sai sót về địa danh, tên nhân vật lịch sử, niên đại... 


Môn Địa lý: Nên lập dàn ý tổng quát 

(Trần Văn Quang - tổ trưởng Địa lý trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa - TP.HCM) 

Đề thi luôn có 1 câu kỹ năng 3 điểm, các em cần phải rèn luyện kỹ năng vẽ, nhất là vẽ lược đồ Việt Nam. Trong kỳ thi ĐH-CĐ, đề thi thường yêu cầu TS phải biết vẽ lược đồ Việt Nam với chiều dài bằng tờ giấy thi. 
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, TS không được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam. Về cách làm bài, TS nên đọc kỹ đề ít nhất 3 lần, gạch chân ý chính, sau đó lập dàn bài tổng quát để bài làm đầy đủ theo đúng trình tự và nên xuống dòng sau mỗi ý. Không viết tắt, không dùng các ký hiệu như mũi tên, vòng tròn, hoa thị... Chọn câu dễ, câu ngắn làm trước. 
Đọc lại bài trước khi nộp, nếu thấy sai chỉ cần gạch chéo, tránh tô, xóa. Nếu thấy thiếu, không viết chen vào vì nhiều khi chữ nhỏ quá hoặc các dòng chèn vào nhau khó đọc. Tốt nhất làm bổ sung ở bên dưới, nhớ ghi câu số mấy và ghi thêm chữ bổ sung (ví dụ: câu 3 bổ sung). Khi chấm đến phần cuối, giám khảo sẽ cho điểm bổ sung vào câu đó.
Cẩm nang làm bài thi đại học-cao đẳng đạt kết quả tốt-Khối B

Cẩm nang làm bài thi đại học-cao đẳng đạt kết quả tốt-Khối B

Để đạt điểm cao ở khối B trước hết phải nắm được những kiến thức cơ bản, hệ thống kiến thức từng môn và lấy đó làm "nguyên liệu" để giải toán.Được biết, học nhẹ nhàng, thoải mái và có hệ thống là bí quyết đạt điểm cao của Bùi Thị Song Hạnh (ảnh), thủ khoa Trường ĐH Y dược TP.HCM năm 2009.

Đừng để việc ôn thi làm bạn cảm thấy quá nặng nề
Cô sinh viên năm nhất ngành bác sĩ đa khoa cho rằng để đạt điểm cao ở khối B trước hết phải nắm được những kiến thức cơ bản và lấy đó làm "nguyên liệu" để giải toán. Và Hạnh cũng "bật mí” bạn đã ôn thi ở mỗi môn như sau:

Toán: ôn theo dạng đề

Đối với môn toán, mình ôn theo từng dạng đề bởi cấu trúc đề thi có nhiều câu nhưng đều theo những dạng đề nhất định. Mình cũng phác thảo từng dạng đề ấy theo dạng hình cây gồm nhánh là những bài nhỏ. Sau khi làm thật kỹ từng bài nhỏ xong rồi làm bài tổng hợp của dạng đó để làm quen với cấu trúc đề. Khi học theo cách này, mình nắm được nhiều công thức trong mỗi dạng đề. Một cách để nhớ mau, nhớ lâu các công thức là sau mỗi bài học mình làm bài tập và áp dụng công thức ấy ngay.

Bên cạnh đó, ở mỗi chương, mình sẽ làm một bài tập tổng hợp để nắm vững lý thuyết của chương ấy. Để dễ nhớ và tránh bị nhầm lẫn các công thức, sau mỗi bài học mình sẽ ôn luyện luôn chứ không để cuối chương mới quay lại bài tập ấy. Điều nữa là trước khi học một bài nào đó, mình thường tìm hiểu trước và làm những bài tập ví dụ đơn giản để quen với cách làm và nhớ công thức rồi mới bắt đầu làm những bài tập nâng cao. Theo mình, ở môn này, giải nhiều bài tập bạn sẽ nâng "trực giác" của mình lên trong việc nhận ra các dạng toán, điều rất quan trọng trong kỳ thi.

Hóa: nắm tính chất đặc trưng của mỗi nguyên tố

Đa số lý thuyết của môn hóa học đều liên quan đến phương trình phản ứng. Khi học về một nguyên tố nào đó, Hạnh nắm phương trình phản ứng đó và "xào đi xào lại" thật nhiều. Ở môn này, các hữu cơ được chia ra từng nhóm, mỗi nhóm thường có những phản ứng đặc trưng nên Hạnh bám vào đặc trưng đó học cho dễ nhớ.

Cũng tương tự như thế, mỗi nguyên tố thường có nhiều tính chất nhưng trong đó sẽ có một tính chất đặc trưng nhất của nguyên tố đó. Ở mỗi chương, Hạnh tổng hợp lại những phương trình phản ứng, các tính chất hóa học đặc trưng để tránh nhầm lẫn giữa các nhóm, các nguyên tố. Thi ĐH luôn đòi hỏi cao hơn thi tốt nghiệp THPT nên trường hợp đặc biệt của các nguyên tố, các nhóm cũng rất đáng lưu tâm.

Hóa học là môn thi trắc nghiệm, nhưng Hạnh không nôn nóng làm bài trắc nghiệm ngay khi vừa học xong phần lý thuyết mà giải theo tự luận trước bởi trắc nghiệm chỉ là một phần nhỏ của kiến thức, còn tự luận sẽ bao quát hơn. Làm như thế mình sẽ hạn chế "sập bẫy" khi thi trắc nghiệm.

Sinh: hiểu các khái niệm

cam-nang-thi-dai-hoc-khoi-b-2

Việc hiểu được các khái niệm của môn sinh rất quan trọng để làm bài thi môn này. Để hệ thống bài học môn sinh, sau mỗi bài học đều có những câu hỏi, bài tập liên quan đến bài này Hạnh làm ngay và soạn ra những câu trả lời ra một cuộn tập riêng. Với việc trả lời, giải những câu hỏi bài tập phía sau mỗi bài sẽ làm mình nhớ ngay bài vừa học. Cuối cùng, sau mỗi chương Hạnh soạn lại những kiến thức ấy và chú ý xem những kiến thức nào có thể liên hệ được cho dễ nhớ hay không. Qua đó, Hạnh sẽ nắm được khái quát kiến thức của toàn bộ chương trình, của từng phần, từng chương và so sánh với nhau nếu có thể. Về bài tập, môn sinh không quá nhiều nhưng mình cũng phải làm nhiều để làm quen và tập sự phản xạ.

Về phương pháp làm bài thi ba môn nói trên, khi nhận đề Hạnh đọc lướt qua tất cả các câu và làm những câu dễ "ăn" điểm trước. Thường thì bao giờ trong đề thi cũng có một câu tương đối khó, khi đã chắc chắn hết những câu khác mới nên làm câu này. Những câu khó nên để làm cuối cùng. Khi làm bài thi, mình luôn nhớ phải trình bày thật cẩn thận, nhớ từng chi tiết cho thật đầy đủ, mất một chi tiết sẽ mất điểm nên sẽ thật lãng phí. Ở môn toán, trong khi làm bài, nếu vận dụng công thức nào để làm thì các bạn nên dẫn công thức ấy ngay trong bài thi.
Cẩm nang làm bài thi đại học-cao đẳng để có kết quả tốt?-Khối A

Cẩm nang làm bài thi đại học-cao đẳng để có kết quả tốt?-Khối A

Trước hết là cần phải có tâm lý bình tỉnh thoải mái. Bỏ hết mọi áp lực xung quanh và tập trung làm bài thi hết khả năng có thể. Đó là điều quan trọng để có kết quả thi đại học-cao đẳng tốt.


Đầu tiên đọc kỹ đề và dữ liệu, học cách kiếm 0.25 điểm bài bất đẳng thức bằng cách dự đoán dấu bằng xảy ra trước để biết trước đáp số...là những mẹo làm bài thi đại học khối A của các thủ khoa.
Sau khi hướng dẫn thí sinh ôn thi đại học bằng các chuyên đề trên , Câu lạc bộ Gia sư thủ khoa bật mí thêm các mẹo làm bài để thí sinh dễ dàng ăn điểm.

<>I) Môn Toán:

<>- Để đạt được kết quả cao nhất trong kì thi đại học các em phải biết chọn điểm rơi phong độ chính xác, nên quan tâm tới những vấn đề sau:
  + Làm và đọc chi tiết lời giải khối A môn toán của 3 năm gần nhất (của Bộ GD&ĐT)
  + Khi làm bài tuyệt đối không để bị tâm lý khi có thí sinh ra sớm (vì có thể họ không làm được bài)
  + Tập trung làm bài, tận dụng tối đa thời gian thi, không nên ra sớm. Nếu làm xong thì ngồi soát lại kết quả.
  + Học cách kiếm 0.25 điểm bài bất đẳng thức bằng cách dự đoán dấu bằng xảy ra trước để biết trước đáp số, phát hiện khi nào sử dụng bất đẳng thức Cô si hay Bunhiacopxki.
  + Dùng dấu tương đương, suy ra chặt chẽ, nếu còn phân vân thì cứ dùng dấu suy ra sau đó ra nghiệm thì thử lại cho chắc chắn.
  + Vẽ đồ thị bằng bút bi, đồ thị phải nằm trong trong tọa độ Oxy
  + Chú ý đáp số, làm đến đâu, chắc đến đấy, tìm điều kiện và kết luận là hai điều các em hay quên.
  + Khi đã trình bày nhưng phát hiện ra tính sai:
     Bước 1: Bình tĩnh, xem xét xem có thể sửa hay không
     Bước 2: tiếp cận bài toán lại (làm ra trang nháp mới, trắng tinh) tìm ra đáp số đúng
     Bước 3: Viết vào bài (chú ý gạch sạch, đẹp). Gạch xong cách dòng.
<>Thí sinh tránh những sai lầm sau đây:
  + Không đọc kỹ đề và thế sai dữ liệu
  + Quên đặt điều kiện để hàm số xác định.
  + Hiểu lạc đề nên đặt vấn đề sai.
  + Tính toán vội vàng nên sai ở những khâu trung gian.

<>II) Môn Lý:

<>Bước 1: Lấy đề năm trước (trước, trước nữa) ra làm, làm càng nhiều đề càng tốt (đề thật chứ ko phải đề thi thử) – Nghiêm cấm chọn bừa. Phải làm thật rồi so sánh với đáp án xem được bao nhiêu điểm. Với những câu nhầm lẫn thì đánh dấu lại, xem xét và nhớ kĩ lỗi sai để lần sau không lặp lại. Với những câu không biết làm thì mang đi hỏi ngay lập tức đến biết làm thì thôi.
<>Bước 2: Hãy nhớ form đề thi chuẩn, nghiên cứu kĩ nó, người ta đã phân loại sẵn câu hỏi theo từng phần học: xem có mấy câu về điện, mấy câu về dao động, mấy câu về ánh sáng,…
<>Về phần lý thuyết: cứ học thuộc lòng lý thuyết. Phần nâng cao sẽ dễ hơn chuẩn nhiều, nhưngrộng hơn chuẩn. Với bạn học chương trình nâng cao, nên chọn nâng cao chứ đừng chọn chuẩn, vì nâng cao có chương 1: động lực học vật rắn, học thích hơn, làm bài cũng thích hơn.
<>Trong 90 phút thi:
  + 70 phút đầu: Làm từ từ, cẩn thận. Được đến đâu chắc đến đấy. Ưu tiên câu lí thuyết, câu dễ (dưới 5 dòng)
  + Phút 70 đến 80: Bé tập tô (tô sạch, đẹp)
  + Phút 80 đến 90: Làm nốt những câu chưa làm hoặc xem lại những câu đã làm(chú ý tiếp cận theo cách khác)

<>III) Môn Hóa

Đừng quá sa đà vào các bài toán quá khó vì nếu giải được cũng chỉ được 0,2 điểm cho mỗi câu. Thí sinh nên tập trung giải quyết các câu mà mình có khả năng, chỉ cần 30 câu là các em đã có 6 điểm chắc chắn, phần còn lại các em thống kế xem phương án nào chọn ít nhất thì những câu còn lại cứ chọn đáp án đó.
  + Đọc lại các phương pháp tính nhanh, thử tìm cách chứng minh lại chúng, làm thử một ví dụ.
  + Làm và đọc lại lời giải đề thi khối A môn hóa 3 năm gần nhất (của Bộ GD&ĐT)
  + Đọc lại phần chữ in nghiêng, chữ xanh, có thể em chưa biết trong sách giáo khoa
  + Đọc thuộc lại bảng tuần hoàn, bằng tính tan. Đặc biệt chú ý các tính chất đặc biệt trong môn hóa.
  + Tự định nghĩa lại tất cả các khái niệm: Độ tan, hằng số nhiệt, độ loãng, hằng số cân bằng....
<>· Trong 90 phút thi:
  + 70 phút đầu: Làm từ từ, cẩn thận. Được đến đâu chắc đến đấy. Ưu tiên câu lí thuyết, câu dễ (dưới 5 dòng)
  + phút 70 đến 80: Bé tập tô (tô sạch, đẹp)
  + Phút 80 đến 90: Làm nốt những câu chưa làm hoặc xem lại những câu đã làm(chú ý tiếp cận theo cách khác)
<> Hóa v<>ô cơ:
  – Nhớ ít nhất là 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn (hoặc có đọc được bảng tuần hoàn và nhớ thứ tự)
  – Thuộc (gần như là bắt buộc) Dãy chuyển hóa kim loại (cái này có rất nhiều trong đề thi nên phải thuộc mới làm được)
  – Tìm các đề thi năm ngoái để làm, không cần làm quá nhiều dạng, chỉ cần làm dạng nào nhớ dạng đó.
  – Nên nắm rõ và sử dụng thành thạo cách giải toán bằng phương pháp Ion vì nó rất nhanh gọn khi bạn giải các bài toán phức tạp về kim loại.
<>Hóa hữu cơ:
  – Ít nhất là biết viết Cấu tạo của các Hydro cơ bản
  – Chia mục ra để học (Chia thành các bài ví dụ: Este, Ancol, Hydrocacbon….), trong mỗi mục cũng chia nhỏ ra (ví dụ: Công thức cấu tạo và công thức đơn giản của Ancol, Tính chất hóa học…) Có thể chia giống trong sách giáo khoa nhưng tóm gọn lại theo cách của mình cho dễ nhớ.
  – Cần học thuộc các công thức đơn giản và tên thường gọi của nó để làm các bài toán vì trong bài toán hầu như sử dụng tên thường gọi. Nếu các bạn than phiền là nó quá khó nhớ thì mỗi tuần 2, 3 lần bạn nên viết lại các công thức ấy một lần để không quên.
  – Làm thêm các đề thi (không cần quá khó vì hữu cơ thường bắt bạn nhớ lý thuyết và tính chất hóa học nhiều hơn là suy luận)
  – Về phần các chất béo ở cuối bài thì có thể lập bảng để học.

<>Đi thi:

 -Đề Hóa thì thường không quá khó nhưng rất hay đánh lừa, có thể lúc đầu bạn nghĩ đơn giản thì bạn làm đúng nhưng lo lắng nên xem lại và làm lại thì sai.
 -Hãy thật cẩn thận khi đọc đề, sai một chữ cũng có thể làm bạn phí rất nhiều thời gian. Đáp án của Hóa thì không gần giống nhau như của Lý. Đáp án thường rất oái ăm kiểu bạn làm cách này sẽ có đáp án này nhưng làm cách khác vẫn có đáp án khác nằm ở trong đáp án thế nên bạn cần nắm thật vững các tính chất hóa học của các chất để không bị lừa.

Tag: lich thi tuyen sinh dai hoc cao dang , cẩm nang thi đại học cao đẳng , đợi thi lịch thi
Gửi tâm sự
Press Esc to close