Cẩm nang làm bài thi đai họ-cao đẳng-Khối D

Những ai học ban Tự nhiên thi khối D thường rất sợ 2 môn Văn và Anh Văn. Vậy làm thế nào để học được 2 môn này một cách dễ dàng?

1. Ỷ lại và học lệch – nguyên nhân gây ra nỗi sợ

Đây là 2 thói quen thường thấy ở những teen chuyên ban Tự nhiên. Họ tin tưởng vào khả năng của mình nên không thèm ôn những dạng Toán cơ bản ở khối D, bởi vì: “khối A Toán khó còn làm được thì khối D sẽ ăn điểm dễ dàng”. Thực tế, có nhiều bạn làm tốt những bài nâng cao nhưng lại xoay sở khó nhọc ở những dạng cơ bản vì chưa từng làm qua, rất dễ mắc sai lầm. Thói quen ỷ lại dẫn đến bệnh học lệch: chỉ chú trọng 2 môn thế mạnh, còn 1 môn “bỏ xó”. Những bạn sợ ban D thường sợ Anh hoặc Văn, hoặc cả hai. Họ sẽ lựa chọn một trong hai môn đó để đầu tư và bỏ môn còn lại.
Thực tế, những môn nào bạn cho rằng khó lấy điểm thì bạn cần phải học thêm nhiều. Bởi vì nếu không ai chịu học môn đó vì “sợ”, mà bạn biết đầu tư kĩ lưỡng và siêng năng chăm chỉ, thì bạn sẽ có lợi thế hơn, từ đó tổng số điểm sẽ cao và khả năng đậu đại học càng lớn. Muốn giảm bớt nỗi sợ, chỉ cần cắt giảm 2 thói quen này.

2. Môn Anh – học “khung sườn” trước, chi tiết sau

Nhiều bạn học không tốt môn Anh là do chưa hệ thống hóa được các công thức, kĩ năng, quy tắc cơ bản. Họ cho rằng Anh khó học bởi vì không thể nhớ nổi từ vựng cũng như quá nhiều cấu trúc ngữ pháp trong một câu. Thật ra, nếu nắm rõ được “khung sườn”, bạn vẫn có thể đạt được điểm khá khi thi đại học, bởi vì đây là môn trắc nghiệm và không hề đánh đố.

  • Hãy bắt đầu ôn luyện môn Anh bằng việc nằm rõ những cấu trúc ngữ pháp cơ bản nhất (các thì, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, các kiểu so sánh, cấu trúc đảo ngữ, phrasal verb…). Nắm vững kĩ năng làm bài trắc nghiệm và vận dụng tích cực biện pháp loại trừ. Bạn phải nắm vững “khung sườn” thì mới tiến hành bước vào ôn luyện chi tiết được. Cấu trúc đề thi giống nhau qua mỗi năm, hãy tham khảo kinh nghiệm từ “tiền bối” để biết những tuyệt chiêu để làm tốt từng phần.

    3. Môn Văn – những kĩ năng ngoài lề mà bạn chưa biết
  • Môn Văn không thể có điểm tuyệt đối, càng không có khung điểm cụ thể. Tất cả tùy thuộc vào năng khiếu diễn đạt của bạn và cảm nhận từ giám khảo chấm bài. Tuy vậy, vẫn có một quy chuẩn nhất định về điểm số. Bạn không thể nào dưới trung bình nếu bạn biết cách trình bày và nêu được những ý cơ bản nhất. Và những ý này chỉ cần nắm vững và học thuộc lòng (hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đôi nét về tác giả, tóm tắt, ý nghĩa nội dung và nghệ thuật…).
    Môn Văn khuyến khích sự sáng tạo nhưng nó không được quá trừu tượng và quái lạ. Bạn có quyền hiểu theo cách của mình, có quyền thả trôi cảm xúc và sáng tạo không giới hạn, nhưng vẫn phải giữ được những ý chính và thông điệp của tác phẩm. Ngoài ra, trình bày sạch đẹp cũng khiến bạn dễ có điểm cao hơn. Nếu được, hãy viết ít nhất 3 tờ giấy thi. Bạn không thể nào đạt được điểm cao nếu bạn nói quá ít, vừa thừa vừa thiếu. Cố chắt lọc và vận dụng hết mọi kĩ năng từng có, thì điểm 6, 7 cũng không quá khó đối với các bạn.
4. Áp dụng những kĩ năng từ… khối tự nhiên

Thế mạnh của bạn từ các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh vẫn có thể giúp được bạn ở khối D. Chẳng hạn như:
Bạn biết cách hệ thống hóa kiến thức và “áp dụng công thức” khi cần (đối với môn Anh).
Kĩ năng làm bài trắc nghiệm tốt sẽ giúp cho môn Anh. Kĩ năng tư duy sắc sảo, ngắn gọn và súc tích sẽ giúp bạn chiếm ưu thế ở môn Văn.
Riêng môn Toán, nếu biết cách học từ cơ bản đến nâng cao, thì điểm môn Toán khối D của bạn sẽ cao hơn điểm khối A đấy. Bởi vì đề môn Toán của khối D lúc nào cũng nhẹ hơn.
Gửi tâm sự
Press Esc to close