Recent Post

Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-nang-song. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-nang-song. Hiển thị tất cả bài đăng
Sự Thật Thú Vị Về Tình Yếu Mà Phái Nào Cũng Phải Biết

Sự Thật Thú Vị Về Tình Yếu Mà Phái Nào Cũng Phải Biết

Sự Thật Thú Vị Về Tình Yếu Mà Phái Nào Cũng Phải Biết


 

1. Tình yêu luôn không cân bằng giữa hai nửa: Khi hai người đang say đắm trong tình yêu, tại bất kỳ thời điểm nào, một người sẽ luôn luôn yêu thương đối phương nhiều hơn tình cảm mà nửa kia dành cho họ. Bản chất của điều này chỉ đơn giản là: khi hai người đang yêu nhau, chỉ có một người đóng vai trò lớn trong việc gìn giữ mối quan hệ với nhau. Trong khi đó, người còn lại sẽ là người “ăn theo” tình cảm của người kia.

2. Đàn ông yêu từ cái nhìn đầu tiên, phụ nữ yêu kiểu “mưa dầm, thấm lâu”: Thực tế đã chứng minh đa số đàn ông có xu hướng “ngã” vào tình yêu trước vẻ đẹp hình thức của một cô gái. Còn con gái lại thường yêu vì những hành vi, ứng xử của phái mạnh. Vì vậy, rõ ràng sự tồn tại của tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên thường chỉ xảy ra đối với nam giới.

3. Đàn bà đẹp nếu yêu/lấy người đàn ông bình thường sẽ hay bị cám dỗ: Ngay cả khi những người phụ nữ xinh đẹp không thực sự chủ động tìm đến người khác thì họ vẫn có nhiều khả năng bị cám dỗ trước sự tiếp cận của vô số những người đàn ông không phải chồng mình.

4. Đàn ông quyến rũ nếu yêu/lấy người vợ không xinh sẽ không bị dục vọng cám dỗ: Tuy đàn ông thường bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp và sự sexy bề ngoài. Nhưng một khi người đàn ông đẹp trai lựa chọn gắn bó cuộc đời mình với một người phụ nữ không thực sự xinh đẹp, đó là bởi có một số tính cách, nét đẹp khác của cô ấy đã chinh phục được tình yêu của anh ta.

5. Sự bền vững của tình yêu phụ thuộc vào việc duy trì khả năng tán tỉnh nhau: Cặp đôi nào càng duy trì được sự tán tỉnh như những ngày đầu quen nhau lâu dài bao nhiêu thì tình yêu ấy của họ càng bền vững bấy nhiêu.

6. Sự tiếp xúc cơ thể dễ khiến nảy sinh tình cảm: Tiếp xúc cơ thể tạo nên sự tác động có khả năng kích thích ham muốn tình dục giữa những người khác giới một cách nhanh nhất. Và việc tán tỉnh bằng cách động chạm vào cơ thể đối phương dễ dàng khiến họ rơi vào tình yêu với bạn chỉ trong một sớm một chiều.

7. Mối quan hệ ngoài luồng luôn khiến bạn hài lòng hơn tình yêu chân chính.

8. Tình yêu mang đến hạnh phúc và sự buồn đau: Những người đang yêu và được yêu là những người hạnh phúc nhất. Nhưng cùng với đó, khi bạn đang ở trong một mối quan hệ tình ái mà không cảm thấy hạnh phúc hay hài lòng về nửa kia của mình thì bạn sẽ nảy sinh tâm lý chán nản, căm ghét cuộc sống hơn nhiều so với hầu hết những người đang FA.

9. Hoàn toàn có thể lên kế hoạch để một người nào đó phải yêu bạn: Nếu bạn muốn chinh phục trái tim người nào đó, hãy lên kế hoạch, chiến lược hẹn hò độc đáo, bạn sẽ đạt được mục đích và thành công.
Chồng ấy à, phải dạy chứ!

Chồng ấy à, phải dạy chứ!

 Chồng ấy à, phải dạy chứ! 


Chồng ấy à, phải dạy chứ!


Cái chuyện “Ai dạy ai?” mấy hôm nay xem chừng đốt nóng diễn đàn. Hình như đa số chẳng thích từ “dạy”. Tôi cũng vậy. Thế nhưng bà xã của... Anh hàng xóm thì la toáng lên: “Chồng ấy à? Phải dạy chứ! Đàn ông chẳng qua chỉ là một thằng bé lớn đầu”. Vừa dứt câu, chị bị anh chồng là tiến sĩ đạp cho một đạp ngã dúi dụi...


Thôi thì chuyện dạy dỗ hãy để cho cha mẹ, thầy cô; còn vợ chồng thì theo tôi nên dùng từ “bảo ban nhau” mà sống là phù hợp nhất.
Có một thực tế như vầy: Người ta hay dùng từ “phái mạnh” để chỉ các anh và “phái yếu” để chỉ các chị. Những người ủng hộ “phái mạnh” thì bảo mạnh luôn thắng yếu; còn người ủng hộ phe tóc dài thì cho rằng “mạnh dùng sức, yếu dùng thế” nên chưa chắc ai thắng ai! Đem lý lẽ ấy vào cuộc sống vợ chồng thì gia đình sẽ biến thành bãi chiến trường. Mà các bạn biết rồi, trong mọi cuộc chiến tranh, cả hai bên đều là những người chiến bại!


Có câu rằng “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Nói như vậy không phải đổ lỗi cho... Ông trời khi vớ phải anh chồng vũ phu. Theo tôi, trời sinh ở đây là sự sắp đặt ngẫu nhiên của các yếu tố cấu thành một cơ thể người người. Còn cha mẹ sinh là yếu tố di truyền mà thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau để cho ra một người đẹp xấu, cao thấp, hoàn chỉnh hay không!


Lại nói đến chuyện hôn nhân, người xưa đúc kết: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn dòng”. Theo tôi, dòng ở đây là nề nếp gia phong, là sự giáo dục mà con cái được hưởng. Vì sao nói đến nông dân hay những người ít học người ta hay cho rằng đó là những người cục súc, lỗ mãng? Là vì những tầng lớp ấy thường là nghèo khó, không có điều kiện học hành, giao tiếp với xã hội, lại thêm họ quá vất vả mưu sinh nên không thể kềm chế những ứng xử không phù hợp khi quá mệt nhọc. Bạn cứ thử đặt mình vô trường hợp ấy mà coi. Đang mệt, đang khổ, đang đói, đang lo lắng mà có anh chồng hay chị vợ lải nhải một bên tai, không nổi điên mới là lạ!

Trở lại chuyện “Ai dạy ai?”, rõ ràng đa số anh chị em không thích từ “dạy”. Vợ chồng sống chung nhà, ngủ chung giường, ăn chung mâm mà hơn thua nhau làm gì? Chồng hơn vợ hay vợ hơn chồng một chút có sao đâu? Vấn đề ở đây là lễ nghĩa, nhường nhịn, yêu thương.
Người xưa đã dạy: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”, kinh nghiệm ông bà truyền lại là điều đáng học hỏi. Có cô vợ nấu canh hơi mặn, anh chồng húp một miếng nhổ toẹt rồi mắng: “Nấu như vầy cho chó nó ăn”. Chị vợ đốp lại: “Hóa ra trong nhà này không phải có một con chó mà có tới hai con vì từ trước tới giờ tôi vẫn nấu cho ăn mà”. Thế là “bốp”, “xoảng”... Chị vợ bầm một con mắt, mâm cơm bay xuống đất. Con chó ngồi chực sẵn hưởng trọn.

 

Thế nhưng cũng trong trường hợp này, anh chồng vui vẻ: “Không biết hôm nay miệng mồm anh thế nào mà thấy món này hơi mặn đó em”. Chị vợ nếm một miếng, lập tức gật gù: “Em cũng thấy vậy. Tại hồi nãy em lỡ tay cho hơi nhiều muối. Thôi, anh ăn món khác đi, lần sau em sẽ nấu lạt hơn”. Tôi đã sống cạnh cặp vợ chồng thứ hai này 28 năm. Tới giờ họ vẫn “anh anh, em em” ngọt ngào dù đã có sui gia. Đáng nói là thông gia vô cùng quý nể, thân thiết như ruột thịt. Do vậy con cái cũng được nhờ.
 

 Tóm lại , hoàn toàn ủng hộ chuyện nam nữ bình đẳng, bình quyền. Tuy nhiên bình đẳng, bình quyền nghĩa là chuyện ai nấy làm, vai ai nấy sắm chớ các chị đừng bắt các anh phải chửa đẻ, cho con bú; còn các anh cũng đừng bắt các chị vác bao lúa nặng 1 tạ như mình.
Còn chị nào có quan niệm: “Chồng ấy à, phải dạy chứ...&Rdquo; thì tôi xin can...

9 điều để thấy cuộc sống thật tươi đẹp

9 điều để thấy cuộc sống thật tươi đẹp

Những điều để thấy cuộc đời này đáng sống

Chắc hẳn rằng rất nhiều người luôn tự hỏi mình làm sao để có một cuộc đời ý nghĩa? Nhìn những cụ già bước đi xin lòng thương xót của mọi người qua đường, nhìn những người vô gia cư ngủ vất vưởng bên hè phố trong cái nóng ban ngày và cơn mưa rào ban đêm, nhìn những em bé vừa lọt lòng đã phải trở thành dụng cụ để cha mẹ chúng xin ăn, nhìn những cảnh đời giết chóc, chứng kiến những cái chết do tự vẫn, cái chết bất ngờ do tai nạn, thiên tai, nhìn thấy những người bị dị tật bẩm sinh sống quanh mình (bại não, khiếm thính, khiếm thị, mất một phần cơ thể….), đọc được những thống kê đáng buồn về tình hình phát triển kinh tế thế giới và trong nước… ta suỹ nghĩ, cảm nghiệm, và học được gì cho cuộc đời mình?



Thời trang và cuộc sống


Thời trang và cuộc sống Gửi đến bạn đọc 9 điều để thấy cuộc đời đáng sống:

1. Đừng xem trọng bề ngoài vì nó có thể đánh lừa bạn. Đừng xem trọng sự giàu sang vì nó có thể mất dần. Hãy đến với người biết làm bạn cười, vì chỉ có nụ cười mới biết ngày buồn thành vui. Chúc bạn tìm được người như thế.

2. Có những lúc trong cuộc đời, bạn nhớ một người đến nỗi chỉ muốn kéo người ấy ra khỏi giấc mơ để ôm chặt lấy. Chúc bạn có được người ấy.

3. Hãy đến nơi bạn thích, hãy trở thành người mà bạn muốn. Bởi lẽ, bạn chỉ có một cuộc đời và một cơ hội để thực hiện tất cả những gì mong mỏi. Chúc bạn có lòng can đảm.

4. Chúc bạn có đủ hạnh phúc để được dịu dàng, đủ từng trải để được mạnh mẽ, đủ nỗi buồn để biết cảm thông, đủ hy vọng để biết hạnh phúc.

5. Khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra. Thường bạn sẽ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi không thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn nhận ra cánh cửa của mình.

6. Người bạn tốt nhất là người có thể im lặng cùng bạn khi ngồi ngoài hiên, để rồi khi quay đi, bạn cảm thấy như vừa được trò chuyện thật thích thú. Chúc bạn có nhiều bạn bè.

7. Bạn sẽ chẳng biết mình đang hưởng gì nếu không mất nó. Bạn sẽ chẳng mong mỏi gì nếu không mất nó. Chúc bạn không biết để không chịu đau khổ như thế.

8. Luôn đặt mình vào vị trí của người khác. Nếu trong vị trí đó, bạn thấy đau, có lẽ người kia cũng sẽ cảm thấy như vậy.

9. Một lời bất cẩn có thể gây bất hòa. Một lời độc ác có thể làm hỏng cả cuộc đời. Một lời đúng lúc có thể làm giảm căng thẳng. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc. Chúc bạn biết cách điền vào chỗ trống của cuộc đời. (1042)
no image

Kỹ năng xã hội dành cho bạn trẻ

Bài 1:Ai trong chúng ta cũng muốn có mối quan hệ sâu sắc với người khác. Ai cũng muốn ảnh hưởng được người khác, mong họ làm theo ý của chúng ta. Ấy vậy mà trong không ít trường hợp, kết quả lại ngược lại. Chúng ta bị xa lánh hay người mà ta muốn ảnh hưởng lại làm ngược ý của chúng ta. Vì sao?

Về mặt chủ quan, chúng ta luôn nghĩ rằng ta muốn điều tốt cho người khác, ví dụ như khi cha mẹ dạy con hay sếp góp ý cho cấp dưới, nhưng thông điệp phát ra không vô thưởng vô phạt. Nó bị tác động bởi những yếu tố chủ quan chi phối người phát ra nó. Ví dụ như những động cơ, nhu cầu, những cảm xúc không làm chủ được khiến cho mục đích truyền thông bị sai lệch.

Ông B ưa “nổ” và trở thành “trung tâm của vũ trụ” trong một tập thể. Ông đùa cũng có duyên nhưng lần lần người ta cũng ngán rồi xa lánh ông. Nhu cầu thầm kín của ông là được coi trọng, nể nang mà ông không có được từ người thân.

Bà C đi đâu cũng khoe con, khoe của vì mặc cảm thua kém. Chị E dạy con rất khắt khe nhưng không hiệu quả vì chị hay nặng lời với chúng khi giận chồng, nghĩa là chị giận cá chém thớt. Anh H toàn báo cáo tích cực với sếp vì muốn lấy điểm và những vấn đề thật của cơ quan không được giải quyết.

Đối với người phát có hai cơ chế tâm lý cần quan tâm. Đó là khái niệm hay hình ảnh về bản thân và cơ chế tự vệ. Hình ảnh về bản thân là cách chúng ta tự đánh giá mình một cách không ý thức... Nó hình thành từ cách người xung quanh phản ứng, đối xử, đánh giá chúng ta từ lúc nhỏ và hình ảnh này có xu hướng tự khẳng định với thời gian dù nó có thể thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi đột ngột và mạnh mẽ. (Khái niệm này được giải thích cặn kẽ trong loạt bài “Ý thức về giá trị bản thân” - TTCN 2003).

Nếu tự đánh giá mình thấp, ta có mặc cảm tự ti, ta có thể khép kín, không dám tự khẳng định mình, không dám bày tỏ nhu cầu, nguyện vọng của mình. Ngược lại, ta có thể che giấu mặc cảm thua thiệt bằng cách “nổ” hay khoe khoang như trường hợp ông B và bà C kể trên. Nếu tự đánh giá mình tích cực thì ta tự tin và người tự tin không cần khoe khoang, màu mè. Họ trung thực, giản dị, dễ hòa đồng. Các mối quan hệ sẽ trong suốt, trôi chảy.

Cơ chế thứ hai ảnh hưởng quá trình truyền thông là cơ chế tự vệ. Những cố gắng để đối phó với những khó khăn, đau khổ, bực dọc, lo âu, mặc cảm tội lỗi... trong cuộc sống có khi rất khó chịu đựng nên ta có xu hướng lờ đi hoặc tránh né bằng những cách như sau:

a) Đè nén: là cố tình gạt ra ngoài ý thức các ý tưởng, cảm xúc mà ta không thích. Ta tự dối mình bằng cách tránh né thực tế không vui thay vì công nhận nó. Bằng cách này, ta tự chôn mình trong một thế giới theo ý muốn và đứng ngoài thực tế.

b) Tránh né: ta không chối bỏ thực tế đau buồn, nhưng tô hồng nó như bà C tô hồng thực tế bằng cách khoe khoang của cải, con cái.

c) Bù đắp: là cố gắng che đậy một khuyết điểm, khuyết tật bằng cách phát triển một nét tích cực khác. Điều này khá bình thường và không có gì xấu. Ví dụ như người mù có thính giác tốt nên cố học ngoại ngữ, học hát thật hay... Tuy nhiên, nếu làm thái quá có thể mất tác dụng. Ông B tận dụng sự có duyên của mình để vui với bạn bè, để bù đắp cho sự thiếu quan tâm của vợ con. Nhưng khi ông “nổ” quá thì người ta ngán.

d) Phóng chiếu: là gán cho người khác những ý kiến hay lỗi lầm của mình. Không thích một thầy giáo trong lớp, N tuyên bố “đa số” học sinh chống đối thầy. Hoặc ta đổ lỗi cho số phận về những thất bại của ta.

e) Viện lý lẽ: đưa ra những lý lẽ không đúng sự thật để biện minh cho hành động của ta: “tôi đánh con vì tôi thương con”.

f) Giận cá chém thớt: như bà mẹ E giận chồng lại đánh con kể trên.

g) Thoái bộ: là trở lại hành vi thơ ấu để tránh né thử thách, khỏi có trách nhiệm. Đứa bé đã lớn đột nhiên đái dầm, bắt mẹ đút ăn vì mẹ mới có em bé. Nó sợ mất tình thương của mẹ, sợ mất vị trí ưu tiên nên muốn trở thành em bé. Người lớn cũng có những lúc đau ít mà tỏ ra đau nhiều để được chăm sóc...

Trên đây là những phản ứng mà ta có thể quan sát hằng ngày khi con người phải đối phó với những khó khăn thử thách nội tâm và không có sức mạnh để nhìn nhận thực tế. Chúng chi phối thái độ và hành động của ta khiến ta không còn thật với mình và với người khác. Điều này làm cho các mối quan hệ thêm khó khăn, nội dung truyền thông bị rối nhiễu.

Do đó, để truyền thông có hiệu quả, cần biết mình, biết các động cơ và cảm xúc chi phối mình. Làm chủ chúng, điều chỉnh chúng để phát ra những thông điệp càng khách quan càng tốt. Khi truyền thông, ta muốn điều tốt cho người kia nhưng lắm khi ta lại làm tổn thương họ, gây mất tin tưởng, làm cho đôi bên khó gần nhau. Ta tưởng ta giúp họ nhưng thực tế ta đang giải tỏa nhu cầu của chính ta.

Bài 2: Nói sao cho người ta nghe

Ông Steer, nguyên đại diện Ngân hàng Thế giới tại VN, trước khi rời nhiệm sở có nhận xét rằng học sinh VN cần được bồi dưỡng về một số kỹ năng để làm việc có hiệu quả trong xã hội hiện đại. Theo ông, đó là các kỹ năng giải quyết vấn đề, truyền thông và giao tiếp, làm việc theo tinh thần đồng đội (team work).

Có lẽ nhận xét của ông khá chính xác vì các bạn không được rèn luyện để suy nghĩ cho mình thì làm sao có sáng kiến để giải quyết những vấn đề đặt ra. Thường chúng ta được dạy những giải pháp làm sẵn, trọn gói do người khác tìm giùm. Các bạn chỉ học tuân theo mệnh lệnh thì làm sao tự khẳng định mình để truyền thông có hiệu quả.

Kỹ năng truyền thông và giao tiếp (communication) là những kỹ năng căn bản nhất. Vì mỗi chúng ta lớn lên thành người thông qua tương tác với người xung quanh. Các mối quan hệ này càng tốt thì nhân cách chúng ta mới càng phát triển lành mạnh, sung mãn. Chúng ta giao tiếp bằng hành động, bằng cách biểu lộ cảm xúc và đặc biệt là bằng lời nói (hay chữ viết). Tưởng đâu giao tiếp bằng lời là dễ dàng vì nó như hơi thở đối với chúng ta, nhưng thực tế không phải vậy.

Truyền thông là một kỹ năng mà trong xã hội hiện đại không học thì không làm được. Từ trung học cơ sở lên tới đại học ta chủ yếu nghe, ghi nhận và cố nhớ không kịp suy nghĩ. Bạn trẻ ít có cơ hội diễn đạt, nhất là trước một tập thể.

Trong khi đó ở nhiều nước ngày nay trẻ ở cấp mẫu giáo được sắp xếp học theo nhóm để sau này biết hợp tác, và tập diễn đạt ý kiến riêng của mình, tập sáng tạo...

Ở cấp trung và đại học, học sinh sinh viên thường thảo luận nhóm, qua đó bạn trẻ học nghe người khác, học diễn đạt ý kiến cá nhân một cách mạch lạc, chính xác. Môn nói chuyện trước tập thể (speech) là môn bắt buộc ở cấp đại cương. Sinh hoạt ngoại khóa là một phần không thể thiếu trong giáo dục. Qua đó học sinh sinh viên tham gia các cuộc tranh luận, diễn đàn, với lớp bạn, trường bạn.

Hạn chế trong kỹ năng truyền thông và giao tiếp chắc chắn tác động đến hạnh phúc cá nhân và gia đình, ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm, thăng tiến nghề nghiệp.
Tag: kỹ năng sống, kỹ năng xã hội ,nghe thuat song
no image

Kỹ năng lôi cuốn trong sinh hoạt cộng đồng

Trong sinh hoạt cộng đồng làm thế nào để vừa thành công vừa lôi cuốn được những thành viên tham gia, nhất là những thành viên buổi đầu tham gia, là một vấn đề. Bởi nếu chúng ta không làm tốt trong buổi đó thì sẽ tạo cho những thành viên - nhất là những thàn viên mới -một cảm giác xa lạ không hòa đồng.

Vì vậy việc sắp xếp thời gian trong buổi sinh hoạt giao lưu cộng đồng là một đòi hỏi cực kì quan trọng, nó đòi hỏi ban tổ chức phải sắp xếp thời gian một cách hợp lí, làm thế nào đó để những người tham gia lần đầu không bị bỡ ngỡ và những thành viên củ ngày một bị lôi cuốn hơn, để họ phát huy được khả năng của mình vào tổ chức sau này.

Muốn như vậy thì dù muốn hay không ban tổ chức cũng phải lên một khung thời gian trước, trong đó phải chia thời gian làm sao để dành 1/3 cho viêc "mồi lửa" tức là chúng ta tạo được không khí sôi động đủ để lôi kéo mọi thành viên trong buổi tham gia đó đều hưng phấn và quan trọng hơn là những thành viên mới không bị tạo một cảm giác rụt rè xa lạ để họ dần dần "cháy" cùng với chúng ta. Trong 1/3 thời gian đầu này chúng ta phải cố gắng tạo một môi trường hòa đồng bằng những trò chơi sôi động và những bài hát mà mình biết rằng ai cũng có thể thuộc. Muốn thành công hay không đều phụ thuộc vào 1/3 thời gian đầu này

Hai phần ba thời gian còn lại là thời gian để ban tổ chức giới thiệu chương trình và tổ chức buỏi sinh hoạt theo chủ đề mà ban tổ chức muốn. Điều đặc biêt quan trọng đối với ban tổ chức (nhất là trong buổi giao lưu có thành viên mới hay là khách đến thăm) đó là không được tạo không khí căng thẳng như cãi nhau, tranh luận trong buổi giao lưu đó. Bên cạnh đó điều tối kị là những người trong ban tổ chức không được khoe mẽ, chộp giật như làm quá nhiều điều mà nhiều người không biết, vì như thế sẽ làm cho những thành viên - nhất là những thành viên mới - tự ti và họ cảm thấy mình kém cỏi. Lần sau họ sẽ không tham gia nữa. Và tất nhiên buổi giao lưu đó không thành công như mong đợi.

Nói tóm lại, để thành công, việc đầu tiên là phân thời gian và tạo được không khí sôi động, hòa đồng trong khoảng thời gian 1/3 đầu.

KỸ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC

KỸ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC

Cảm xúc thường là biểu hiện phản ứng của con người trước những yếu tố tác động từ bên ngoài. Tuy vậy, cùng một sự việc, nhưng những người với tính cách khác nhau sẽ phản ứng rất khác nhau. Điều đó cho thấy không phải ngoại cảnh quyết định cảm xúc, mà cảm xúc do chính bản thân mỗi người tạo ra. Chẳng ai có thể điền khiển được cảm xúc của người khác, nếu người đó không tự cho phép mình bị điều khiển. Chỉ khi ý thức được điều đó con người mới có thể không buông lỏng cho ngoại cảnh điều khiển cảm xúc của mình.

KỸ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN

Vậy, làm thế nào có thể làm chủ được cảm xúc của mình trước một tình huống không mong muốn hay khi đối diện với một người có tính cách khó chịu?


Làm chủ cảm xúc có nghĩa là kịp thời chế ngự tác động cảm xúc tiêu cực dâng trào nhất thời khi vừa xuất hiện dưới tác động của những việc không mong muốn, biết bình tĩnh lắng nghe để thấu hiểu cảm xúc của người khác, từ tốn bày tỏ cảm xúc của mình và cách ứng xử hợp lý. Điều đó đòi hỏi không được phản ứng vội vàng trước khi lý trí kịp lên tiếng. Khi làm chủ được cảm xúc của mình, thì có thể kiểm soát được nhửng cảm xúc tiêu cực, lấy niềm hy vọng thay thế tâm trạng thất vọng, tìm niềm vui thay thế cho nỗi buồn, lấy niềm lạc quan thay thế sự bi quan, làm cho tâm trạng trở nên thanh thản, cởi mở hơn. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về việc kiểm soát cảm xúc của mình trong giới hạn an toàn mới tránh được cách ứng xử không thích hợp. Người giữ được sự điềm tĩnh là người có bản lĩnh đương đầu trước mọi trắc trở và xoay chuyển tình thế bất lợi trong cuộc đời, nhờ có năng lực chế ngự những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Làm chủ cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp con người làm chủ tương lai, vận mệnh của mình.

Khi đang đối mặt với cảm xúc tiêu cực, con người hoàn toàn có thể chuyển thành cảm xúc tích cực bằng cách hướng ý nghĩ của mình về những việc làm tích cực, những thành công, niềm vui trong quá khứ, những điểm tốt của đối tác, niềm vui về viễn cảnh tốt đẹp khi đạt được mục tiêu trong tương lai. Cảm xúc tích cực và tiêu cực không thể cùng tồn tại đồng thời trong con người. Một trong hai cảm xúc đó sẽ bị cảm xúc kia chế ngự. Willie Nelson cho rằng: “Một khi bạn thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ bắt đầu nhận được những kết quả tích cực”. Việc tập trung thời gian, sức lực vào những điều có ích hay giúp đỡ những người xung quanh sẽ tạo ra niềm vui và hạn chế những suy nghĩ tiêu cực phát sinh.

KỸ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC TIÊU CỰC


Việc học cách ứng xử tích cực chứ không phải phản ứng theo bản năng với tình huống ngoại cảnh để làm chủ cảm xúc rất quan trọng trong việc định hướng cuộc đời. Cảm xúc tiêu cực có thể hủy hoại các mối quan hệ trong quá trình giao tiếp, đặc biệt là trong đàm phán, thương lượng. Cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là quá khích sẽ làm lệch hướng quá trình giao tiếp hay đàm phán. Sự bùng phát các cảm xúc tiêu cực sẽ che mờ lý trí làm giảm khả năng ứng xử khôn ngoan của con người trong giao tiếp, dẫn đến những lời nói, hành động không đúng mực, không hợp lý. Điểm yếu đó có thể bị kẻ khác lợi dụng. Cảm xức tiêu cực không làm tiêu tan những đau buồn trong dĩ vãng mà chỉ xua tan ý chí hành động của hôm nay. Để cảm xúc tiêu cực bùng phát là tự hại mình, vì nó sẽ dọn đường cho những suy nghĩ, hành vi thiếu sáng suốt khiến bản thân sẽ phải hối tiếc về sau.

Cảm xúc tiêu cực phát sinh trong giao tiếp, đàm phán giống như quả cấu tuyết lăn xuống dốc núi, càng lăn nó càng lớn lên cùng với tác hại của nó. Hơn thế, cảm xúc có tính lan truyền, nên có thể kích động người khác phát sinh những cảm xúc tương tự làm cho tình thế càng thêm nghiêm trọng. Tâm trạng tức giận của một người chính là nguyên do khơi nguồn cho sự tức giận của người khác. Đừng tự biện minh cho cảm xúc tiêu cực của mình, vì điều đó chỉ làm cho cảm xúc tiêu cực them trầm trọng.

Muốn thành công phải tập thói quen chế ngự các cảm xúc tiêu cực và chuyển hóa thành các cảm xúc tích cực bằng cách luôn giữ thái độ lạc quan, tự tin, xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khoan dung, ứng xử có trách nhiệm, tập trung vào mục tiêu đề ra. Abraham Lincoln cho rằng: “Con người chỉ vui khi chính họ quyết định để tâm trí mình vui vẻ”. Đừng để cho cảm xúc tiêu cực chế ngự mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào, để rồi trở thành nạn nhân tự nguyện của cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, hãy làm chủ cảm xúc trước khi nó làm chủ mình. Càng tập trung vào những yếu tố tích cực của sự việc thì càng dễ kiềm chế cảm xúc tiêu cực phát sinh. Thái độ sống vui vẻ, hài hước giúp tạo cảm xúc tốt ngay cả trong hoàn cảnh bi đát nhất.

Làm chủ cảm xúc, luôn hướng tới cảm xúc tích cực là điều không dễ dàng, nó đó đòi hỏi con người phải vượt qua chính mình, một việc cần sức mạnh của ý chí. Đức Phật Thích Ca đã từng nói: “Đánh thắng một vạn quân không bằng chiến thắng chính mình”. Ai cũng cần sự động viên, khích lệ. Nếu nhất thời bị rơi vào hoàn cảnh không nhận được sự hỗ trợ đó, thì hãy là người bạn tốt nhất, mạnh mẽ nhất của chính mình trong việc tự động viên, khích lệ mình. Cách hữu hiệu nhất trong giao tiếp, thương lượng là có sự chuẩn bị trước về tinh thần và cách cách ứng xử theo hướng tích cực đối với những tình huống, cả tốt và xấu, có thể xảy ra, để luôn trong tư thế sẵn sàng làm chủ cảm xúc của mình. Hãy hình dung hình ảnh của bản thân cần có trong cuộc giao tiếp, đàm phán trong tâm thế thoải mái, tự tin, linh hoạt và đạt được kết quả mong muốn.

Kỹ năng làm chủ cảm xúc giúp con người vượt qua được những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Mặc dù làm chủ cảm xúc là chuyện không dễ dàng, nhưng điều may mắn là bất kỳ ai cũng có thể rèn luyện trí tuệ cảm xúc, nếu có ý chí và quyết tâm. Làm chủ hay là nô lệ của cảm xúc tiêu cực hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí và quyền lựa chọn luôn nằm trong tay của mỗi người.

Tag: kỹ năng sống, kỹ năng, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng làm chủ cảm xúc
no image

Kỹ năng quản lý thời gian

Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, điều quan trọng là chúng ta làm thế nào để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó giúp chúng ta dễ dàng đạt được kết quả cao trong công việc và trong các mối quan hệ khác ngoài xã hội.

Một ngày có 24 giờ, mỗi tuần chỉ có 7 ngày thế nhưng có những người họ chẳng làm được việc gì trong khi một số người lại làm được hàng ngàn việc có ý nghĩa cho cuộc sống của họ? phải chăng đó là sự khác nhau giữa thói quen sử dụng thời gian của người thành đạt và những người bình thường khác? vậy để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất thì mỗi cá nhân phải nhận định năng lực của mình và hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trước khi nhận một công việc gì hoặc đối mặt với tình huống nào đó để từ đó biết được mình đang mong muốn gì trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.

Bạn muốn kiểm soát được công việc mình đã làm và nó sẽ mất bao nhiêu thời gian để thực hiện, trước hết bạn phải lên kế hoạch và viết nó ra giấy để trên bàn làm việc mỗi ngày như một lời nhắc nhở và cố gắng thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra trong từng khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn bạn muốn mua nhà trong 3 năm tới thì kế hoạch của bạn hôm nay là gì? mỗi tháng bạn phải tiết kiệm được bao nhiêu tiền, mỗi năm bạn sẽ có được số tiền bao nhiêu? và muốn có được số tiền ấy bạn phải có kế hoạch làm việc cụ thể gắn với số tiền bạn làm ra. Công việc của bạn mỗi tuần mang lại bao nhiêu tiền? và bạn phải làm gì trong quỹ thời gian của bạn để có số tiền ấy. Kế hoạch phải thật chi tiết, rõ ràng từng bước một. Tốt nhất là bạn nên sắp xếp việc nào quan trọng nhất thì làm trước, việc nào ít quan trọng thì làm sau. Vì tâm lý chung của chúng ta là việc nào thích làm trước, việc nào dễ thì thích làm, việc nào khó thì gác lại giải quyết sau. Nhưng có điều nghịch lý là việc khó để lại thì thời gian sau khiến chúng càng khó giải quyết hơn.

Vậy có phương pháp nào để cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngơi giải trí và cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới ra đời thì luôn luôn bị áp lực về sự quá tải bởi công việc nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, vì tình trạng ấy sẽ khiến nhân viên làm việc với tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng và điều đó ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc. Vì vậy người chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm việc, kế hoạch làm việc và giao trách nhiệm cho từng người nhất định. Đồng thời phải đặt niềm tin vào nhân viên để họ có thể chủ động giải quyết công việc của mình.Vì thế, có thể nói điều quyết định hiệu quả quản lý thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên.

Đối với nhân viên, để thời gian làm việc hiệu quả nhất, nhân viên phải biết xác định mục tiêu của mình. Không nên “ôm” quá nhiều việc cùng một lúc để rồi không giải quyết đúng tiến độ gây ảnh hưởng đến công ty và tinh thần làm việc. Đồng thời phải biết sắp xếp công việc khéo léo, biết tận dụng thời cơ để làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên mục tiêu và lợi ích của bạn phải gắn với mục tiêu của công ty. Tính kỷ luật về thời gian với bản thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu giữa cấp quản lý và nhân viên đó sẽ có động lực làm việc và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc để đạt mục tiêu.
no image

Kỹ năng tăng tốc cho sự nghiệp

Tăng tốc sự nghiệp có khó không? Có bắt buộc bạn phải là nhân viên nổi bật nhất công ty, được sếp “yêu” đồng nghiệp “quý”, hay bạn phải sở hữu những kỹ năng vượt trội mà hiếm ai có được để có thể thăng tiến?

Dưới đây là 10 cách đơn giản giúp bạn tăng tốc sự nghiệp “vù vù” ngay cả trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.

1. Hiểu rõ về công ty

Theo những chuyên viên hướng nghiệp, khi đã là thành viên của một doanh nghiệp, bạn phải chắc chắn rằng bạn nắm rõ phương thức kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp đó hơn tất cả những người ngoài ngành hoặc không thuộc công ty bạn.

Hãy nắm chắc những khuynh hướng trong ngành cũng như những động thái của đối thủ cạnh tranh ngay cả khi những thông tin này không hề liên quan đến công việc bạn đang làm, bởi lẽ những nhân viên nhạy bén trong việc tiếp cận và nắm vững thông tin luôn nhận được sự chú ý và đánh giá cao từ cấp trên.

2. Lời khuyên từ những “tiền bối”

Karen Fuqua - Chủ tịch Fuqua Consulting Group - không thể quên những gì bà đã nhận được khi khởi nghiệp. Chưa từng đảm nhận trọng trách lớn trước đó nên khi ngồi vào chiếc “ghế nóng”, Karen đã “đánh bạo” gửi thư cho 50 nữ doanh nhân hàng đầu theo bình chọn của tạp chí Fortune lúc bấy giờ để mong họ có thể cho bà một lời khuyên, hay ít nhất là một lời động viên bà trong cương vị mới.

Và Karen Fuqua nhớ lại: “Tôi chẳng thể hình dung nổi về sự phản hồi mà mình đã nhận được. Những lá thư họ gửi cho tôi thật tuyệt vời. Các nữ doanh nhân hàng đầu đó đã động viên, cho tôi lời khuyên về những điều nên và không nên làm khi kinh doanh, họ thậm chí còn tiết lộ cho tôi những bí quyết thành công của họ. Tôi không thể tưởng tượng được mọi thứ lại dễ thực hiện và hiệu quả đến không ngờ như thế”.

3 . Hiểu rõ về công việc

Để thăng tiến nhanh, ngoài hoàn thành tốt những nhiệm vụ bạn được giao, hãy dành thời gian quan sát và tìm hiểu để có được sự hiểu biết nhất định về công việc của đồng nghiệp cũng như cấp trên của mình. Như vậy, trong trường hợp cấp trên hoặc đồng nghiệp vì một sự cố nào đó không thể tiếp tục công việc đang dang dở của mình, bạn có thể chủ động thay họ nhận và nỗ lực để hoàn thành tốt những việc đó. Với hành động này bạn sẽ “ghi điểm” cao trong mắt các lãnh đạo và tạo được ưu thế so với đồng nghiệp.

Tuy nhiên, phương pháp này mang lại kết quả tốt nhất khi mục đích của bạn là rèn luyện khả năng thích ứng, cũng như hướng đến việc giúp đỡ đồng nghiệp trong lúc khó khăn nhằm hoàn thành dự án và mang lại kết quả tốt nhất cho tập thể. Trong trường hợp, bạn dùng phương pháp này như một cách để “giành việc” với đồng nghiệp hay “thị uy” với cấp trên nhằm chứng tỏ thực lực, bạn có thể sẽ nhận phải các "tác dụng phụ" mà bạn không lường trước đấy.

4. Tích cực trau dồi kỹ năng và mở rộng các mối quan hệ

Tham dự những hội nghị liên quan đến ngành nghề của mình, thiết lập quan hệ với những người cùng ngành thông qua mạng Internet hay bất cứ phương tiện thông tin liên lạc nào thuận tiện để trau dồi thêm về kỹ năng chuyên môn của bạn.

Mở rộng các mối quan hệ và kết bạn với nhiều người ngay cả khi họ không cùng ngành, không phải là phải khách hàng hoặc thậm chí không có nhu cầu trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Chúng ta chẳng bao giờ biết được điều gì sẽ đến trong tương lai cũng như hình dung hết được lợi ích mà các mối quan hệ có thể mang lại, có thể những người bạn mới quen này sẽ trở thành khách hàng lớn của bạn trong tương lai đấy!

5. “Mài bén” kỹ năng nói chuyện và thuyết trình

Rất nhiều khảo sát cho thấy, đại đa số chúng ta thường ngại ngùng hoặc lúng túng khi phải xuất hiện và nói chuyện trước đông người, điều này đúng ngay cả với một số cá nhân - những người đã đạt đến sự thành công nhất định trong xã hội. Xuất hiện và nói chuyện trước đông người là kỹ năng thiên bẩm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sở hữu và thực hiện xuất sắc kỹ năng này thông qua luyện tập. Do đó, nếu đã đặt mục tiêu phải thành thạo kỹ năng này, hãy không nỗ lực để sở hữu nó bởi lẽ đây là phương tiện “marketing” hiệu quả nhất cho thương hiệu cá nhân của bạn. 

Theo Laurent Duperval - Chủ tịch của Duperval Consulting: “Hãy chủ động nắm bắt tất cả những cơ hội để bạn có thể nói trước đám đông. Người ta sẽ đánh giá bạn như một người giàu kiến thức, tự tin và có năng lực, và cấp trên sẽ nghĩ đến bạn đầu tiên khi muốn đề bạt ai đó”.

6. Phát biểu ý kiến của bạn ngay cả khi nó trái ngược với mọi người

Nếu bạn không tán thành với một ý kiến nào đó, hãy mạnh dạn trình bày rõ quan điểm của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là trình bày quan điểm của mình chứ không phải phản đối mọi ý tưởng hoặc đề xuất của người khác theo chiều hướng cá nhân hoặc đưa ra những nhận xét khắt khe, vụn vặt theo kiểu “vạch lá tìm sâu”.

Hãy trình bày và thảo luận quan điểm của mình một cách logic và thuyết phục. Việc tranh luận hợp lý nhằm tìm ra hướng đi chung có lợi cho công ty là một kỹ năng đặc biệt, có giá trị lớn lao đối với mọi doanh nghiệp và có tác dụng tích cực cho chính con đường sự nghiệp của bạn.

7. Nhiệt tình ngay cả trong những việc nhỏ 

Theo Judi Perkins - một chuyên viên nhân sự – những người nhiệt tình ngay cả trong các công việc nhỏ thường sẽ tìm được cơ hội để thăng tiến cao hơn trong nghề nghiệp của mình.

Lấy ví dụ một đồng nghiệp cũ của Judi, vốn học không giỏi lắm ở Đại học, do thành tích học tập không tốt nên anh ấy không được tuyển vào công ty ở vị trí tư vấn mà chỉ được giữ vai trò một nhân viên hành chính. Trong vai trò của mình, anh ấy làm việc cẩn thận và trân trọng tất cả những việc người khác yêu cầu mình làm - ngay cả những việc rất nhỏ & đôi khi mang tính cá nhân như ghi nhớ ngày sinh nhật và mua quà giúp cho vợ hoặc con của đồng nghiệp. Sau khoảng một năm, anh được đề bạt vào cấp bậc cao hơn vị trí mà anh ấy từng ứng tuyển sau khi ra trường. Judi Perkins nói chính sự nhiệt tình và cẩn thận của anh ấy ngay cả trong những việc nhỏ đã đưa anh đến đến với vị trí hấp dẫn kia.

8. Hãy mỉm cười

Laurent Duperval - Chủ tịch của Duperval Consulting - nói: “Trong một thị trường mà công việc khan hiếm và sự bất ổn định về kinh tế lan tràn, việc con người ta thường xuyên mất bình tĩnh là chuyện hết sức bình thường, nó phản ánh tâm lý hoang mang của số đông. Những người giữ được bình tĩnh sẽ là những người chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào”. Vì vậy, hãy thân thiện với mọi người xung quanh bạn ngay cả khi mọi việc đang diễn tiến theo chiều hướng xấu. Dưới sức ép, những người có thể giữ được sự điềm tĩnh cũng như nụ cười sảng khoái sẽ trở nên nổi trội, bình tĩnh và thân thiện cũng chính là các phẩm chất của những nhà lãnh đạo thành công.

9. Trân trọng nỗ lực của người khác

Nếu công ty bạn có phát hành bản tin nội bộ, hãy đọc chúng! Bản tin nội bộ này là nỗ lực của những người đã tạo ra chúng, nên việc bạn đọc bản tin cho thấy sự đón nhận và trân trọng của bạn đối với những nỗ lực của người khác. Trong mối quan hệ với đồng nghiệp, hãy chúc mừng hoặc gửi lời chúc mừng chân thành đến những thành quả của đồng nghiệp, ngay cả khi bạn không trực tiếp tham gia vào dự án đó hoặc họ không phải là những người bạn thân thiết của bạn, việc chúc mừng nói lên sự quan tâm của bạn đối với mọi người. Đặc biệt, đừng quên cảm ơn và bày tỏ sự biết ơn cuả mình đối với những người đã giúp bạn hoàn thành công việc - dù là việc nhỏ hay lớn.

10. Tìm hiểu, nhưng đừng nịnh sếp

Hãy tìm hiểu phong cách lãnh đạo cũng như hiểu rõ cách làm việc của sếp. Biết được những phẩm chất mà sếp sẽ coi trọng ở một nhân viên là một thông tin hữu ích đối với bạn. Nếu sếp muốn một người nhân viên phải suy nghĩ kỹ lưỡng về một vấn đề và có giải pháp cho vấn đề đó trước khi nhờ đến sự tư vấn và giúp đỡ của cấp trên, bạn nhớ đừng chạy đến phòng làm việc của ông/bà ấy ngay khi bạn vừa mắc phải khó khăn nhé!

Theo: ndhmoney
Tag: kỹ năng sống,kỹ năng tăng tốc cho sự nghiệp
Bí quyết tán gái đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

Bí quyết tán gái đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, những cô gái tưởng khó cưa này thực ra lại dễ nếu bạn nắm được những bí quyết sau đây....

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, những cô gái tưởng khó cưa này thực ra lại dễ nếu bạn nắm được những bí quyết sau đây.

Kín cổng cao tường
Họ dễ cưa vì: Con trai nghĩ rằng Những cô nàng khép kín, ít nói… thường là những cô gái khó mà xâm nhập và đánh cắp trái tim vì họ cứ lầm lì thế cơ mà. 
Nhưng sự thật: Con gái càng khép kín lại càng dễ cưa đổ vì cơ bản trong sâu thâm tâm họ đã chán cái sự nhạt nhẽo của mình rồi. Chỉ cần một chàng trai đến giải thoát họ khỏi sự ảm đạm, quan tâm, khiến họ cười là họ hoàn toàn đổ cái rầm.
Bí quyết cưa: Tạo ra những khoảnh khắc khiến cô nàng choáng ngợp như đang được mở rộng thế giới với nhiều màu sắc, thú vui và ngập tràn tiếng cười.

Cô nàng cá tính mạnh

Họ dễ cưa vì: Dù con trai nghĩ mạnh mẽ, cái gì cũng rành như thế thì ai dám lại gần mà hó hé tung chiêu cho nổi. Khi yêu khiến nàng phật ý chắc bị cười thúi đầu luôn. Thôi, cho xin 2 chữ bình yên. Nhưng sự thật là nhiều cô gái rất hiền sau vẻ ngoài dữ dằn ấy.

Bí quyết cưa: Để cưa đổ một cô nàng dữ dằn thì phải tinh ranh tạo ấn tượng với cô ấy. Càng chọc nàng tức nhưng không thể làm gì được thì lại càng khiến cô ấy “khắc hình ghi ảnh” con trai hơn.

Cô nàng nề nếp, gia giáo
Con gái ngoan và trong khuôn phép như đi về sớm, không chơi khuya, không là cà quán xá… chính là những cô gái luôn đoan trang, chính trực, khó ngả lòng nhất. Vì họ luôn tuân theo những quy chuẩn nhất định về tình yêu, người yêu.
Họ dễ cưa vì: Con gái nề nếp luôn tự nhốt mình vào một cái lồng mà họ vốn dĩ muốn thoát ra nhưng không thể được vì đó chính là nếp sống của họ. Vì thế, việc ai đó dẫn lối đưa đường họ đến một điều gì đó mới lạ luôn là điều họ mong ước.

Bí quyết cưa: Tạo ra những trải nghiệm mà cô nàng nề nếp chưa bao giờ dám làm và cô ta sẽ cảm thấy như đang được giải phóng. Dĩ nhiên, anh hùng chính là chàng trai đã dám làm điều đó.
Con gái luôn thích được chiều chuộng
Dạng con gái có tư tưởng tân thời
Họ dễ cưa vì: Con gái tư tưởng thời đại mới luôn dễ dàng trong các mối quan hệ bạn bè. Họ sẽ nghĩ thoáng hơn trong chuyện quen nhau, được thì đến với nhau vui vẻ, không được thì chia tay nên việc họ gật đầu quen thử có xác suất khá cao.
Bí quyết cưa: Một anh chàng thú vị, vui tính có thể tạo ra nhiều điều bất ngờ khiến con gái thấy hấp dẫn thì cơ hội họ để mắt đến là rất cao.
Những cô nàng sành điệu
Họ dễ cưa vì: Hàng hiệu thay liên tục, iPhone ra mẫu nào phải có ngay để thay, xe LX phải có giày và túi xách sao cho thật hợp. Ăn uống phải những nơi thật sang trọng, đẳng cấp. Nhìn chung, vật chất đóng vai trò quan trọng trong hành trình chạy theo hàng hiệu của cô.
Bí quyết cưa: Nếu bạn có nhiều tiền thì hãy sánh bước cùng cô ấy trong cuộc đua theo hàng hiệu. 
Tuy nhiên, đơn giản hơn, bạn có thể sắm cho mình một vài bộ không quá tuềnh toàng, nhưng luôn nhận biết và đánh giá đúng đẳng cấp, tầm cỡ những món hàng hiệu của cô. Một người xài hàng hiệu sẽ luôn thích thú khi có ai đó nhận thức được hết đẳng cấp của nó chứ không đánh đồng nó với hàng fake, hàng chợ.
Những cô nàng bánh bèo
Họ dễ cưa vì: Bánh bèo thường khá ủy mị và đa tình nên việc lấy lòng họ và khiến họ rung động thì không khó.
Bí quyết cưa: Tận tâm, ân cần từng chút một. Cho họ thấy sự chân thành và tình cảm dạt dào của bạn cùng những hành động lãng mạn như tỏ tình dưới ánh nến, tặng đồ handmade, ôm nhau dưới mưa… đều khiến trái tim họ rung bần bật.
Tag: ky nang song, nghe thuat song
LỜI KHUYÊN CHO HẠNH PHÚC TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

LỜI KHUYÊN CHO HẠNH PHÚC TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY


Mỗi ngày có thể có hạnh phúc hơn. Vấn đề là ở sự lựa chọn của bạn. Thái độ của chúng ta làm cho ta hạnh phúc hay không hạnh phúc. Thật vậy, chúng ta đối diện với rất nhiều những tình huống xuyên suốt một ngày, có những tình huống có thể không đưa đến hạnh phúc.

Chúng ta có thể cố bảo thủ và nghĩ toàn những sự việc không vui hay chúng ta cũng có thể lựa chọn để từ bỏ chúng bằng cách tận hưởng những giây phút hạnh phúc. Chúng ta liên tục trải qua những tình huống và những hoàn cảnh buồn vui hằng ngày hằng giờ, nhưng chúng ta không nên để cho chúng chi phối những thái độ và phản ứng của chúng ta.

Nếu chúng ta để cho những sự kiện bên ngoài chi phối tâm tư tình cảm của chúng ta, chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho chúng. Chúng ta sẽ đánh mất sự tự do và để cho niềm vui của mình bị những “thế lực” bên ngoài định đoạt. Nói một cách khác, chúng ta có thể giải thoát chính mình khỏi những ảnh hưởng bên ngoài. Chúng ta có thể lựa chọn sự hạnh phúc và có thể làm rất nhiều điều để đem lại hạnh phúc cho chính mình.

Hạnh phúc là cái gì? Hạnh phúc là một cảm giác an bình và thỏa mãn của nội tâm. Bạn thường có được kinh nghiệm này khi bạn không có những lo âu, sợ hãi hay suy nghĩ ám ảnh. Và điều này xảy ra khi bạn làm một cái gì đó mà bạn yêu thích hay khi bạn đạt được một cái gì đó thật sự có ý nghĩa đối với bạn. Điều này dường như là kết quả của những hành động tích cực nhưng thật ra nó đến từ bên trong chứ không phải là do những hoàn cảnh bên ngoài đem đến.

Đối với hầu hết mọi người hạnh phúc chỉ ‘thoáng qua’ thôi bởi vì họ để cho những hoàn cảnh bên ngoài chi phối hạnh phúc của họ. Một trong những cách tốt nhất để nắm giữ hạnh phúc là phát triển sự an bình trong nội tâm thông qua việc thiền tập mỗi ngày. Khi tâm ta có sự an bình thì sẽ rất dễ dàng để chọn những thói quen đem lại hạnh phúc.

                           

Sau đây là một vài mẹo vặt để có được hạnh phúc trong sinh hoạt thường ngày.

1. Cố gắng thay đổi cái nhìn của chúng ta đối với tất cả sự vật hiện tượng trên cuộc đời này. Luôn luôn nhìn vào khía cạnh tích cực. Tâm bạn có thể dẫn dụ bạn để chuyên suy nghĩ những điều khó khăn và tiêu cực. Đừng bị nó dụ nha! Chỉ nên chú trọng vào những mặt tốt và tích cực của những tình cảnh hằng ngày.

2. Nghĩ cách để giải quyết vấn đề chứ không nghĩ đến những điều khó khăn.

3. Nghe nhạc và thư giản đặc biệt là những bản nhạc có tích cách hướng thượng.

4. Xem những tác phẩm hài, vui nhộn để giúp cho bạn cười tươi.

5. Mỗi ngày để dành vài phút để đọc một vài trang sách, báo hay gây được cảm hứng tốt..

6. Quán xét lại những suy nghĩ của mình. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình đang nghĩ những ý nghĩ tiêu cực thì lập tức thay đổi nó bằng những suy nghĩ vui vẻ, tích cực.

7. Luôn luôn nhìn vào những cái gì mình đã làm được chứ không nên nhìn vào những cái gì mình chưa thể làm được.

Thỉnh thoảng bạn bắt đầu một ngày mới với ước muốn phải làm xong một số công việc trong ngày hôm đó. Nhưng đến cuối ngày bạn cảm thấy bực mình và thất vọng vì mình đã chưa thể hoàn thành tất cả mọi thứ đã đề ra.

Chỉ nhìn vào những thành quả mà mình đã đạt được không nên để ý đến những gì mình chưa hoàn tất. Bạn có thể đã hoàn tất rất nhiều việc trong ngày hôm đó, thế mà bạn lại đi dằn vặt chính mình vì những việc nhỏ nhặt chưa làm xong. Bạn đã tốn cả ngày công thực hiện những dự án của mình và thay vì cảm thấy hạnh phúc và thoải mái, trái lại, bạn chỉ nhìn vào những việc chưa hoàn tất để phiền não trong người. Đây là một việc không công bằng cho chính bản thân bạn.

8. Mỗi ngày nên làm một việc tốt cho chính mình. Có thể là một việc rất ư nhỏ nhặt như tự mua cho mình một cuốn sách, ăn một món gì mà bạn khoái khẩu, xem một chương trình hay trên tivi mà bạn yêu thích, đi xem phim hay thả bộ trên biển.

9. Mỗi ngày tệ nhất phải làm một việc gì đó để đem lại hạnh phúc cho tha nhân. Có thể chỉ là một lời nói tử tế, giúp đỡ bạn bè, ngừng xe nhường cho người bộ hành tại ngã tư, nhường chỗ ngồi trên xe bus cho một ai đó hay là tặng một món quà nhỏ cho người thân thương. Những khả năng này thật là vô bờ bến. Khi bạn đem hạnh phúc đến cho người khác thì bạn cũng có được hạnh phúc và đến lượt họ cũng sẽ có gắng giúp bạn có hạnh phúc.
10. Luôn luôn mong muốn đón nhận hạnh phúc

11. Không nên đố kỵ khi thấy người hạnh phúc mà trái lại phải vui mừng khi thấy người khác được hạnh phúc.

12. Nên giao du với những người vui vẻ hài hòa và cố gắng học để có được hạnh phúc giống họ. Và nên nhớ niềm vui rất dễ “bị lây”.

13. Tự cố gắng để không bị đắm nhiểm khi mọi thứ xảy ra không như những gì mình mong muốn. Hành động “vô chấp thủ” sẽ giúp cho bạn bình an và có thể giúp cho bạn tự chế đối với những tình cảm và phản ứng của bạn. Không chấp thủ không phải là thái độ dững dưng mà nó là sự chấp nhận tất cả những cái tốt đẹp cũng như những cái xấu xa để giữ trạng thái cân bằng. Vô chấp có liên hệ rất nhiều đến sự an bình của nội tâm và chính sự an bình của nội tâm đưa đến hạnh phúc.

14. Mỉm cười thường xuyên hơn! (smile!!!) 


Tag: hạnh phúc trong cuộc sống, hạnh phúc, cuộc sống, kỹ năng sống, nghe thuat song
Tìm lại chính mình

Tìm lại chính mình

Sau đây là 6 phương pháp giúp bạn tìm lại được chính bản thân mình, mời cùng xem qua


1. Tạo khung thời gian cho riêng mình

Hãy viết tất cả những mục tiêu lớn trong đời mà bạn cần (muốn) đạt được. Sau đó, liệt kê những yếu tố, sự kiện gây ảnh hưởng tới bạn, cản trở bạn trên hành trình chinh phục mục tiêu. Bởi trong suốt chặng đường đó, bạn sẽ dễ dàng bị suy sụp niềm tin khi gặp khó khăn, trở ngại. Nhưng ngược lại, nếu nhìn thấy những điều tốt đẹp hoặc thành công (dù nhỏ thôi) thì bản thân bạn cũng được cỗ vũ rất nhiều. Vì thế, nếu đã tìm được đường đi cho mình, hãy cố gắng thật xứng đáng bằng tất cả sức mạnh, sự hy sinh và nước mắt (nếu cần). Thiết lập một thời gian biểu hợp lý giúp bạn kiểm soát điều này.

2. Bắt đầu lại với việc xóa bỏ điều tiếng xấu

Bạn cần xây dựng cho mình một hệ giá trị và chuẩn mực riêng trên cơ sở nền tảng chung của văn hóa, xã hội. Sau đó, hãy dũng cảm xóa bỏ những hành vi đi ngược lại quy chuẩn mà trước đó từng khiến bạn xấu hơn trong mắt mọi người (ít nhất là người thân thiết).


3. Mở lòng yêu thương mọi người


Trong cuộc sống có người sẽ không được thông minh và dày dặn kinh nghiệm giống như bạn. Đó là điều bạn cần phải chấp nhận để cả bạn và người ấy cảm thấy hạnh phúc hơn. Bởi sự dè bỉu, khinh khi của bạn cũng chẳng giải quyết được gì: không giúp người ấy tốt lên. Và hơn nữa, “chưa biết mèo nào cắn mỉu nào” đâu.


4. Học cách dựa vào chính mình


Sự tự tin là chìa khóa để bạn tìm thấy chính mình. Trước mỗi việc làm, bạn hãy tự động viên rằng mình làm được và bạn sẽ thành công. Có thể thời gian thực hiện không phải là nhanh nhất nhưng kiểu gì cũng có một con đường đi đến đích. Nếu không đi thẳng được thì hãy đi vòng.

5. Ghi lại bài học từ những việc đã xảy ra

Một trong những nguyên nhân cơ bản của thất bại là không biết rút kinh nghiệm. Và thêm một điều nữa là chẳng phải lúc nào bạn cũng có thể nhớ hết tất cả mọi chuyện. Vì thế, sau mỗi thành công hoặc thất bại, hãy ghi lại những bài học bạn rút ra được bằng các từ khóa vào điện thoại/cuốn sổ nhỏ.

6. Sẵn sàng cho những thất bại

Tìm lại bản thân là cả một quá trình, không phải là đích đến. Vì thế sẽ có rất nhiều những thử nghiệm và lỗi lầm. Cái giá trả cho bạn là sự trưởng thành (một cách ý thức hoặc vô thức) sau mỗi hành động. Hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng khởi động lại mỗi khi bạn bị “game over”.


Tag: nghe thuat song, ky nang song

Gửi tâm sự
Press Esc to close