Recent Post

Hiển thị các bài đăng có nhãn vo-nguen-giap. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vo-nguen-giap. Hiển thị tất cả bài đăng
Những bức ảnh về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những bức ảnh về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những bức ảnh về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 võ nguyên giáp

Những bức ảnh về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp Người vợ đầu tiên của Đại tướng là một nữ chiến sĩ cách mạng tên là Quang Thái. Lần đầu tiên họ gặp nhau trên một chuyến xe lửa Hà Nội – Huế. Quang Thái là một cô gái rất xinh, đôi mắt đen láy thông minh.

 

Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân) và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên. Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.

 

Trong ảnh, ông chụp với bố mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các cháu năm 1946.


Người vợ đầu tiên của Đại tướng là một nữ chiến sĩ cách mạng tên là Quang Thái. Lần đầu tiên họ gặp nhau trên một chuyến xe lửa Hà Nội – Huế. Theo lời kể, Quang Thái là một cô gái rất xinh, khuôn mặt trái xoan hiền dịu, da trắng hồng, đôi mắt đen láy thông minh, tóc xõa ngang lưng. Sau này bà hi sinh khi bị giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò. 



Vợ chồng Võ Nguyên Giáp – Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963). 



Trong đó, giáo sư, tiến sĩ Võ Hồng Anh, sinh năm 1941, là con gái duy nhất của liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái (em gái liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.



Võ Hồng Anh thi đậu vào ĐH Tổng hợp Lômônôxốp. Chị theo học khoa Vật lý (bộ môn lý thuyết lượng tử) và đã tốt nghiệp ĐH vào năm 1965. Võ Hồng Anh là người phụ nữ đầu tiên của ngành vật lý Việt Nam được tặng giải thưởng Kovalevskaia vào năm 1988. Năm 2009 bà đã qua đời.



Bà Võ Hòa Bình là cô con gái thứ hai của Đại tướng.



Ảnh gia đình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp





Các cháu nhỏ của Đại tướng.



Bữa cơm thân mật của hai vợ chồng Đại tướng.



Phút đời thường vui vẻ của con người vĩ đại.



Phút nghỉ ngơi của Đại tướng.





Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Đại tướng Võ Nuyên Giáp: Tổng hợp những câu chuyện được kể chi tiết li kì nhất

Đại tướng Võ Nuyên Giáp: Tổng hợp những câu chuyện được kể chi tiết li kì nhất

Tổng hợp các bài về Đại tướng Võ Nuyên Giáp 

Chiều 4/10/2013, vị Đại tướng huyền thoại của Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trút hơi thở cuối cùng tại Viện quân y 108 (Hà Nội), thọ 103 tuổi. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Biên giới Thu Đông (1950), Điện Biên Phủ (1954), Tết Mậu Thân (1968), Hồ Chí Minh (1975). Xin chia buồn cùng gia đình Đại Tướng. Cùng NhacCuaTui.Com dành một phút để tưởng nhớ về người anh hùng - Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Một không khí đau buồn, trang nghiêm bao trùm cả nước.Đau xót cùng với quốc tang khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi.

Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Truyện về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Thời Trẻ

Tướng Giáp là vị tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy hai cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng. Cả hai cuộc chiến ấy ông đều có một “cơ duyên” với thượng tướng Lê Trọng Tấn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị do tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy đă cắm cờ trên nóc hầm tướng De Castries. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lúc đầu “cánh quân chủ yếu” được xác định là Quân đoàn III, đánh từ Tây nguyên. Nhưng cuối cùng, “Cánh duyên hải” của tướng Lê Trọng Tấn, sau khi nhận được mệnh lệnh “thần tốc” trực tiếp từ tướng Giáp, đă tiến thẳng vào Sài G̣n cắm cờ trên dinh Độc Lập vào trưa 30-4. Tướng Giáp kể lại rằng vào cái buổi trưa lịch sử ấy, sau khi ra nốt những mệnh lệnh cuối cùng để giải quyết chiến trường,....

Võ Nguyên Giáp những tháng năm không thể nào quên

Hơn bốn chục năm đấu tranh cách mạng của nhân dân ta từ ngày có Đảng sẽ mãi mãi được khắc bằng những chữ vàng chói lọi trong lịch sử đấu tranh oanh liệt hàng ngàn năm dựng nước và chiến đấu giữ nước của dân tộc. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và nhân dân ta đã vượt lên trên ý nghĩa của một cuộc chiến đấu chống xâm lược ở một nước vì nó chứng minh những chân lý mới của thời đại mới.
Trong sự nghiệp vĩ đại đó hiện lên hình ảnh của Hồ Chủ Tịch , hùng vĩ mà giản dị, thiêng liêng mà gần gũi, rực rỡ mà thuần khiết như ánh ban mai. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam đã làm nên những kỳ tích có một không hai........

Các tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam

Tài liệu tham khảo Các tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam
Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Võ Nguyên Giáp
Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử tập hồi ký thứ 3 trong bộ 3 tập hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tập hồi ký ghi lại những thời khắc thoi thóp cuối cùng của quân đội viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ.
Đây là một tập hồi ký có giá trị lịch sử cao, cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn về chiến thắng vĩ đại này.....

Đường Tới Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp

Mỗi lần kết thúc chiến dịch, một câu hỏi lại xuất hiện: sắp tới sẽ đánh đâu?
Sự chênh lệch quá lớn về vũ khí, trang bị đặt ta vào trường hợp một võ sĩ hạng nhẹ phải đọ sức với một võ sĩ hạng nặng, trên vũ đài chật hẹp trong một trận đánh kéo dài, mỗi hiệp là một mùa khô. Khi đối phương đã thuộc những miếng đánh của ta, mỗi lần vào trận càng khó.
Đặc điểm lớn nhất của chiến lược chiến tranh cách mạng là không ngừng tiến công kẻ thù, về tư tưởng chủ yếu là chiến lược tiến công. Bác đã nói điều này từ năm 1942, trong bài thơ “Học đánh cờ”: “Kiên quyết không ngừng thế tiến công”. Suốt 8 năm qua, dù đánh nhỏ đánh lớn,........

Những năm tháng không thể nào quên - Võ Nguyên Giáp

Về Hà Nội, chúng tôi ở phố Hàng Ngang. Thành uỷ đã bố trí cho chúng tôi ở tại một gia đình cơ sở. Ít hôm sau, có tin Bác đã về. Mấy ngày trước đó, một trung đội Quân giải phóng thuộc chi đội Quang Trung chiến đấu tại Thái Nguyên, đã được lệnh quay gấp lại Tân Trào để đi bảo vệ Bác. Đồng chí đến báo tin nói dọc đường có những lúc Bác phải dùng cáng. Như vậy, chắc Bác còn yếu lắm. Bác vốn không bao giờ muốn làm bận đến người khác ngay cả những khi yếu mệt. Tình hình đang khẩn trương. Các anh rất mừng.
Anh Thọ được cử lên chiến khu đón Bác thì Bắc đã về. Anh Ninh và tôi cùng đi lên Phú Gia gặp Bác.....

TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG - Võ Nguyên Giáp

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một mốc son chói lọi.
Với thắng lợi vĩ đại ấy, quân và dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ: kết thúc cuộc kháng chiến 30 năm thắng hai "đế quốc to", giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, thống nhất nước nhà. Đây là cuộc kháng chiến lâu dài nhất, quyết liệt nhất. oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam........
Gửi tâm sự
Press Esc to close